Chuỗi cung ứng toàn cầu

Thảo luận trong 'Đào tạo' bắt đầu bởi chuongtien, 1/11/18.

Vùng đăng:
TP.Hồ Chí Minh
Tình trạng:
Mới
Nhu cầu:
Chào mua
Giá:
Liên hệ
Điện thoại liên hệ:
 02839301724
Địa chỉ liên hệ:
Tầng 5, 126 Nguyen Thi Minh Khai, Quận 3, Tp. HCM, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
Thông tin:
1/11/18, 0 Trả lời, 181 Đọc
  1. chuongtien

    chuongtien New Member

    Hãy cùng tìm hiểu về chuỗi cung ứng toàn cầu được nhiều doanh nghiệp áp dụng và được xem là cơ hội để phát triển doanh nghiệp trong bài viết sau đây.

    Khái niệm chuỗi cung ứng toàn cầu

    Chuỗi cung ứng toàn cầu là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp chuỗi cung ứng đến khách hàng.

    [​IMG]

    Chuỗi cung ứng toàn cầu (Ảnh minh họa)

    Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến chuyển đổi các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng. Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào giá trị còn lại có thể tái chế được có quy mô thế giới, hội nhập toàn cầu.

    Chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh hiện nay ở nước ta
    Với xu thế hội nhập và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 nhiều thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những thay đổi theo hướng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giá trị sản phẩm… đặc biệt là đủ năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, Việt Nam mới chỉ có 21% doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi ở Thái Lan trên 30% và ở Malaysia là 46%.

    [​IMG]

    Chuỗi cung ứng toàn cầu vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn với doanh nghiệp Việt (Ảnh minh họa)
    Hiện tại năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung ứng còn yếu, số lượng doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu chất lượng của các các tập đoàn đa quốc gia chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này thể hiện mối liên kết giữa các tập đoàn xuyên quốc gia với doanh nghiệp Việt Nam theo chuỗi cung ứng còn hạn chế. Chính vì thế, việc khuyến khích tích cực đổi mới theo xu hướng nâng cao giá trị tham gia chuỗi giá trị để tận dụng được các cơ hội từ các tập đoàn, công ty đa quốc gia về chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất của doanh nghiệp Việt.

    Vai trò của chuỗi cung ứng toàn cầu

    Chuỗi cung ứng toàn cầu năng động và liên quan tới những dòng thông tin, sản phẩm và vốn liên tục từ giai đoạn này tới giai đoạn khác. Mục đích chính của chuỗi cung ứng toàn cầu là làm hài lòng khách hàng, và điều đó sẽ đem lại lợi nhuận cho chính chuỗi cung ứng. Phạm trù chuỗi cung ứng toàn cầu gợi lên hình ảnh về sản phẩm hay nguồn cung ứng di chuyển từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất, tới nhà phân phối, người bán lẻ và tới khách hàng.

    Dĩ nhiên, sản phẩm hay nguồn cung ứng là một phần của chuỗi cung ứng, nhưng dòng thông tin và dòng vốn cũng là một phần quan trọng. Phạm trù chuỗi cung ứng cũng có thể hàm ý rằng mỗi người liên quan tới một giai đoạn của chuỗi. Thực ra, một nhà sản xuất có thể nhận nguyên vật liệu từ nhiều nhà cung cấp và sau đó phân phối cho nhiều nhà phân phối. Do đó, thực sự hầu hết chuỗi cung ứng là một mạng lưới.

    Chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm tích hợp các dòng sản phẩm/dịch vụ để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Phương pháp hệ thống này cung cấp một khuôn khổ để đáp ứng tốt nhất các mục tiêu kinh doanh, ngoài ra còn làm tăng khả năng đáp ứng khách hàng với đòi hỏi mức tồn kho cao, nhưng tồn kho cao lại làm giảm hiệu quả kinh doanh. Chỉ khi nào những mục tiêu này được xem xét cùng nhau như một phần của bức tranh tổng thể thì mới có thể tìm thấy giải pháp hiệu quả để cân bằng các mục tiêu này.

    Để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu doanh nghiệp Việt cần làm gì?
    Để tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nhận thức là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Các SME cần phải nhận thức đầy đủ nhu cầu từ thị trường toàn cầu. Số lượng bao nhiêu, sản phẩm nào, giá trị dịch vụ cộng thêm là gì, sự cải tiến được mong đợi. Từ đó các doanh nghiệp thấy được vị trí của mình cũng như những hạn chế nào còn tồn tại cần khắc phục để có thể đáp ứng những yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu: những quy trình nào cần phải được đặt ra, những chứng chỉ nào cần phải được cung cấp, những kỹ năng nào cần phải được phát triển.

    [​IMG]

    Doanh nghiệp Việt cần hiểu rõ vị trí của mình (Ảnh minh họa)

    Khi những điểm trên được làm rõ sẽ hỗ trợ quyết định đầu tư của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thiết lập sự ưu tiên, thuê mướn, phát triển sản phẩm mới.

    Hiện nay, chủ các SME đã quan tâm đến vấn đề điều hành và thường gặp khó khăn trong việc định hình công ty trong 2 – 3 năm. Vì vậy, những việc có thể làm để hỗ trợ các SME là chỉ ra những tiềm năng họ có thể khai phá để gia nhập thị trường quốc tế và những điều cần thiết họ phải làm để thu hút khách hàng quốc tế.

    Hơn thế nữa, các doanh nghiệp cần tạo cho mình sự tự tin để bước vào sân chơi toàn cầu bằng cách đi ra nước ngoài, tham gia hội chợ, gặp gỡ khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh,… Và những tổ chức như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội doanh nghiệp là nơi đáng tin cậy để họ tìm đến.

    Trên đây là những chia sẻ về chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như vai trò của nó trong hoạt động của doanh nghiệp và để vận hành tốt, hiệu quả doanh nghiệp của mình thì mỗi đơn vị Việt cần trang bị thật tốt không chỉ về lí thuyết mà phải cụ thể về sơ đồ chuỗi cung ứng để có kết quả tốt nhất.

    Nguồn: ceochuyennghiep.com
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...