Du học nhật bản tại hà nội - làm gì sau khi đỗ coe

Thảo luận trong 'Mua sắm khác' bắt đầu bởi phuongdung, 16/3/18.

Vùng đăng:
Hà Nội
Tình trạng:
Mới
Nhu cầu:
Chào bán
Giá:
Liên hệ
Điện thoại liên hệ:
 0911769860
Địa chỉ liên hệ:
hoàng mai, hà nội, Hà Nội (Xem bản đồ)
Thông tin:
16/3/18, 0 Trả lời, 165 Đọc
  1. phuongdung

    phuongdung Member

    Nếu đã đỗ Tư cách lưu trú (COE) thì chúc mừng bạn, bạn đã vượt qua phần lớn chặng đường chuẩn bị du học Nhật Bản. Tuy nhiên, để thành công tới ngày đặt chân tới xứ sở mặt trời mọc và chính thức bắt đầu thời gian du học Nhật thì những bước tiếp theo cũng rất quan trọng. Là đơn vị tư vấn du học Nhật Bản tại Hà Nội uy tín nhất, YUKI có thể giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất.

    Đỗ tư cách lưu trú tức là bạn đã được Cục Xuất nhập cảnh của Nhật Bản (tùy thuộc trường bạn đăng ký thuộc khu vực, thành phố nào thì sẽ do Cục xuất nhập cảnh tương ứng xét duyệt) đồng ý cấp Chứng nhận Tư cách lưu trú (Certificate of Eligibility – COE).

    [​IMG]

    Mẫu Tư cách lưu trú (COE) khi bạn đi du học Nhật Bản tại Hà Nội

    Những việc tiếp theo bạn cần làm là gì?

    1. Nhận thông tin về học phí và các phí nhập học cho trường Nhật

    Sau khi có kết quả từ Cục xuất nhập cảnh, trường Nhật sẽ gửi về cho bạn hay trung tâm của bạn bản scan các giấy tờ sau:

    - Tư cách lưu trú (COE)

    - Giấy báo trúng tuyển/ Thư mời nhập học

    - Hóa đơn các khoản phí nhập học cần nộp cho trường, bao gồm:

    + Học phí: Thông thường sẽ yêu cầu học sinh nộp học phí năm đầu tiên, tuy nhiên cũng có một số trường cho phép tách đóng học phí 6 tháng/ lần

    + Phí Ký túc xá: Nhiều trường yêu cầu học sinh phải ở trong KTX 3 tháng hoặc 6 tháng. Khoản phí này sẽ được ghi cụ thể trong hóa đơn gửi về

    + Một số khoản phí đầu vào:

    * Phí nhập học

    * Phí cơ sở vật chất

    * Phí quản lý

    * Một số khoản phí khác

    Những khoản phí này sẽ được ghi cụ thể và chi tiết trong hóa đơn, bao gồm cả việc những khoản phí nào có thể được hoàn trả lại trong các trường hợp cụ thể ra sao.

    2. Nộp các khoản phí cho trường Nhật

    Có 2 cách để nộp phí cho trường Nhật:

    - Cách 1: Tự nộp tại ngân hàng uy tín

    + Học sinh và phụ huynh có thể nộp trực tiếp các khoản phí cho nhà trường tại các ngân hàng tin cậy

    + Để thực hiện giao dịch, cần mang theo các giấy tờ sau:

    * In màu từ bản scan các giấy tờ trường gửi về: COE, giấy nhập học, yêu cầu thanh toán học phí của trường

    * Hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu học sinh

    * Chứng minh thư/ Căn cước công dân người đi gửi tiền (trong trường hợp người chuyển tiền không phải học sinh)

    * Hộ khẩu (chứng minh quan hệ nếu người đi gửi tiền không phải là học sinh)

    * Điền form gửi tiền quốc tế theo mẫu của ngân hàng

    *Thông tin chính xác tài khoản của trường: tên ngân hàng, tên tài khoản, số tài khoản, SWIFT Code… Những thông tin này thường được ghi trong hóa đơn hay yêu cầu nộp tiền của nhà trường

    Nếu chọn cách này, học sinh và phụ huynh lưu ý kể cả không ghi trong hóa đơn, học sinh vẫn phải chịu phí chuyển tiền sang cho trường (bao gồm cả phí chuyển từ Việt Nam và phí nhận tiện tại Nhật).

    Ngoài ra, bạn cũng nên mang tiền Việt đến ngân hàng thay vì ngoại tệ để đỡ bị thiệt tỉ giá nhé.

    - Cách 2: Trung tâm hỗ trợ nộp học phí cho trường

    Bạn cũng có thể nhờ trung tâm hỗ trợ để chuyển khoản sang cho trường. Khi đó, trung tâm sẽ liên hệ để ngân hàng cử cán bộ tới thu tại trung tâm, học sinh và gia đình không phải ra các phòng giao dịch/ chi nhánh của ngân hàng.

    Các khoản phí cần nộp không thay đổi so với ra trực tiếp ngân hàng vì toàn bộ các khoản phí sẽ được chuyển vào tài khoản của trường.

    Sau khi nhận được đầy đủ các khoản phí ghi trong hóa đơn, trường Nhật sẽ gửi chuyển phát bản gốc các giấy tờ trên và hồ sơ của bạn về Việt Nam để bạn sử dụng đi nộp hồ sơ xin cấp visa. Thời gian này thường phải mất 2-3 ngày, vì vậy hãy lưu ý để tránh trường hợp nộp hồ sơ xin visa muộn do nộp học phí muộn và trường Nhật chưa gửi hồ sơ về.

    3. Xin cấp Visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Nhật Bản

    Nếu như trước đây, việc có Tư cách lưu trú gần như đảm bảo việc bạn sẽ xin visa thành công mà không có khó khăn gì. Tuy nhiên, hiện nay, Đại sứ quán/ Lãnh sự quán đã thắt chặt hơn quy trình xét duyệt nên bạn cũng cần phải lưu ý nếu không muốn bị kéo dài thời gian xét duyệt, hay tệ hơn là bị đánh trượt.

    [​IMG]

    Visa - Bước chắn chắn bạn phải qua để đi du học Nhật Bản

    - Hồ sơ xin visa

    + Chứng minh thư/ Căn cước công dân: Bạn sẽ cần phải để lại CMT/ Căn cước tại cổng vào, nhận lại khi ra về

    + Hộ chiếu: Nộp lại

    + Tư cách lưu trú (COE) bản gốc & 1 bản sao: Nộp lại

    + Giấy cho phép nhập học của trường Nhật ngữ (bản chính): Đưa ra và nhận lại

    + Form xin visa theo mẫu của ĐSQ/Lãnh sự quán: Điền thông tin và dán ảnh 4.5 x 4.5 nền trắng

    - Thời gian nộp hồ sơ và trả kết quả: Đại sứ quán/ Lãnh sự quán nhận hồ sơ xin cấp visa vào buổi sáng (8:30 – 11:30). Sau khi nhận đủ hồ sơ, cán bộ ĐSQ/ Lãnh sự quán sẽ trả phiếu hẹn lấy kết quả cho bạn. Thông thường nếu mọi việc suôn sẻ, sau khoảng 5 ngày làm việc bạn sẽ nhận được visa. Visa được trả vào buổi chiều, khi đi bạn mang theo phiếu hẹn và lệ phí visa du học 610.000 VND.

    Lưu ý: Trong thời gian gần đây, Đại sứ quán/ Lãnh sự quán siết chặt việc cấp visa du học nên nhiều bạn sau khi nộp hồ sơ 1 vài ngày hoặc thậm chí ngay trong ngày hôm đó sẽ nhận được điện thoại của ĐSQ/ Lãnh sự quán hẹn lên phỏng vấn. Nội dung buổi phỏng vấn bao gồm:

    - Thông tin hồ sơ du học sinh: Bạn cần nắm được đầy đủ thông tin như hồ sơ gửi lên Cục Xuất nhập cảnh

    - Bài kiểm tra tiếng Nhật: Nếu không vượt qua được bài kiểm tra này, học sinh có thể bị Đại sứ quán yêu cầu chờ 1 tháng để điều tra thêm

    Có thể bạn qua tâm:

    Học tiếng Nhật CẤP TỐC tại Hà Nội uy tín nhất 2018 - Yukicenter

    4. Đặt vé máy bay Việt Nam – Nhật Bản

    Sau khi đã có visa, việc tiếp theo bạn cần làm là đặt vé máy bay.

    Có một thực tế là với nhiều kỳ nhập học, việc có vé để bay sang đúng ngày/ đúng khoảng thời gian trường yêu cầu không phải là đơn giản. Ví dụ như với các bạn nhập học kỳ tháng 04, trùng với mùa hoa anh đào, nhu cầu vé máy bay để đi du lịch và du học tăng cao, nhiều bạn phải chấp nhận bay chuyển tiếp nhiều chặng (transit), bay hạng thương gia để có vé.

    Bạn có thể tự đặt vé máy bay hoặc nhờ trung tâm đặt hộ, vì trung tâm có kết nối với hệ thống các phòng vé để giữ vé cho bạn trong trường hợp cần thiết.

    5. Chuẩn bị hành lý để đi du học Nhật

    [​IMG]

    Một số lưu ý khi bạn chuẩn bị hành lý du học Nhật

    Để không gặp rắc rối trong quá trình xuất cảnh, có một số điểm bạn cần lưu ý:

    - Số cân & kiện hành lý được mang theo

    Từng hãng máy bay sẽ có quy định về số hành lý bạn được mang theo, bao gồm hành lý ký gửi và hành lý xách tay. Hãy chú ý những thông tin này, nếu cần mua thêm cân hành lý ký gửi thì mua khi đặt vé để giảm chi phí bởi nếu mua tại sân bay, mức phí này sẽ rất đắt.

    - Các giấy tờ cần thiết:

    + Hộ chiếu & Vé máy bay: luôn phải cầm theo người, không để vào hành lý ký gửi, tránh thất lạc

    + Học bạ cấp 3 và bằng cấp 3 bản sao công chứng + bản dịch tiếng Nhật: Cần nếu thi lên đại học

    + Bằng đại học/cao đẳng, bảng điểm bản sao công chứng + bản dịch tiếng Nhật: Nếu bậc học cao nhất đã tốt nghiệp là đại học/cao đẳng

    + Ảnh thẻ: Chụp ảnh và rửa ảnh tại Nhật khá đắt. Vì thế bạn có thể mang theo nhiều ảnh với kích cỡ khác nhau (3x4; 4x6) để dùng dần và lưu file ảnh để có thể in ảnh tại Nhật nếu cần

    - Quần áo và đồ dùng cá nhân: Nếu bạn sang vào tháng 4 hay tháng 10, thời tiết cũng khá lạnh nên bạn cần mang theo 1-2 chiếc áo ấm, nhưng đừng mang quá nhiều bởi bạn có thể dễ dàng mua áo chất lượng tốt, chi phí rẻ tại Nhật, nhất là vào các dịp khuyến mại.

    - Tiền: bạn nên mang theo một khoản tiền 100,000 ~ 200,000 JPY để chi trả trong thời gian đầu, khi chưa có việc làm thêm để tự chi trả chi phí.

    - Thuốc men, đồ ăn: Hãy tìm hiểu kỹ những gì được mang và không được phép mang lên máy bay để tránh phải bỏ lại một cách đáng tiếc

    Các bạn du học sinh của YUKI sau mỗi kỳ sẽ được phổ biến cụ thể các thông tin này cũng như phát tài liệu hướng dẫn để cầm theo.

    Có thể bạn quan tâm:

    Du học Nhật Bản - Vượt sướng hay vượt khổ - Nên hay không nên?

    6. Chặng đường du học Nhật Bản chính thức bắt đầu

    - Nếu bạn là du học sinh Nhật của YUKI, trung tâm sẽ cử cán bộ ra sân bay tiễn bạn, đồng thời hướng dẫn bạn các thủ tục xuất nhập cảnh. Bạn cần có mặt tại sân bay 3h trước giờ bay. Quầy làm thủ tục sẽ đóng trước giờ khởi hành dự kiến 50 phút. Để đến được bước này, bạn đã đi cả một chặng đường dài, vì vậy, hãy cố gắng để bước cuối cùng này được suôn sẻ.

    - Nếu cần người đón khi hạ cánh tại Nhật, hãy thông báo với trung tâm ngay từ khi bạn nhận được hóa đơn đóng học cho trường. YUKI sẽ liên hệ để trường ra đón bạn hoặc có bạn du học sinh khóa trước đón bạn tại sân bay và đưa về trường/ KTX.

    Và bây giờ, bạn chính thức trở thành du học sinh Nhật Bản. Từ đây, hãy nỗ lực, cố gắng và tận hưởng khoảng thời gian du học. Nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy khó khăn, thấy cô đơn nhưng vượt qua được, bạn chắc chắn sẽ có nhiều trải nghiệm đáng giá. Nếu cần giúp đỡ, cán bộ chuyên trách tại Nhật của YUKI sẵn sàng hỗ trợ bạn. YUKI luôn đồng hành với bạn trên chặng đường chuẩn bị du học, trong quá trình du học và cả sau khi đã tốt nghiệp – Chính điều đó đã phần nào tạo nên thương hiệu trung tâm tư vấn du học uy tín tại Hà Nội của YUKI.

    Nguồn: Yukicenter.com
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...