Hướng dẫn cách trả nợ hoàn hảo cho mọi khoản vay

Thảo luận trong 'Tài chính, tiền tệ, bảo hiểm' bắt đầu bởi bossluxury12, 17/12/18.

Vùng đăng:
Hà Nội
Tình trạng:
Mới
Nhu cầu:
Chào bán
Giá:
1 VNĐ
Điện thoại liên hệ:
 0987739044
Địa chỉ liên hệ:
275 Nguyễn Trãi, Hà Nội (Xem bản đồ)
Thông tin:
17/12/18, 0 Trả lời, 222 Đọc
  1. bossluxury12

    bossluxury12 Member

    Kế hoạch trả nợ càng rõ ràng, khoản nợ của bạn càng nhanh và dễ được thanh toán. Với những người có khoản nợ lớn, nguồn thu nhập không cao, không ổn định, việc lập kế hoạch trả nợ càng cần cụ thể, nghiêm túc.

    1/ Lập kế hoạch trả nợ cân đối theo tình hình tài chính, ngân sách
    Trả nợ là một việc quan trọng, lên kế hoạch trả nợ sao cho vừa đảm bảo được khoản nợ được trả đúng hạn, lại không ảnh hưởng nhiều đến đời sống, tài chính của bạn và gia đình là một việc cần thiết và nghiêm túc.

    Nếu khoản nợ của bạn quá lớn so với thu nhập, việc lập kế hoạch cũng như thực hiện sẽ tương đối khó khăn. Bài toán lúc này vẫn là cân đối thu – chi sao cho quỹ nợ vẫn an toàn. Lập ra 1 kế hoạch trả nợ trước kết phải phù hợp với tình hình tài chính và ngân sách của bản thân ở thời điểm hiện tại. Và tốt nhất là có thể dự toán được chính xác ở tương lai để đề ra mục tiêu phù hợp nhất.

    Kế hoạch trả nợ phải nằm trong khả năng, nhưng cũng không để mình quá dư thừa khả năng dẫn đến kéo dài thời gian trả nợ. Trong thời gian phải trả nợ, cố gắng để bản thân ở trạng thái không thiếu thốn, nhưng cũng không quá dư giả để trả nợ hiệu quả hơn.

    Chẳng hạn, thu nhập của gia đình bạn là 31 triệu đồng/ tháng. Bạn đưa ra mục tiêu trả khoản nợ 500 triệu trong vòng 2 năm. Tức là mỗi năm bạn phải trả 250 triệu. Mỗi tháng bạn phải dành ra 21 triệu đồng để trả nợ mới hoàn thành mục tiêu. Con số này là khả thi nếu như bạn có nhà, có xe, công việc ổn định. Mức tổng chi phí 10 triệu đồng/ 1 tháng buộc bạn phải căn ke dè dặt, nhưng cũng là con số có để đảm bảo cho bạn duy trì cuộc sống ổn định.

    Nếu bạn thu nhập thấp hơn, điều kiện đông con cái đang độ tuổi học hành… thì chắc chắn bạn phải tính toán lại. Nếu không thể kéo dài hơn thời gian trả nợ thì buộc bạn phải có cách tăng nguồn thu nhập để vừa đảm bảo trả nợ kịp thời hạn, vừa đảm bảo mức sống cho gia đình.

    Tóm lại, ngay trước khi lên 1 kế hoạch trả nợ chi tiết, bạn cần có cái nhìn khái quát để cân đối mức thu – chi – trả nợ cho phù hợp với bản thân.

    2/ Lập kế hoạch trả nợ theo tiến trình để đảm bảo mục tiêu
    Sau khi đưa ra được mục tiêu và thời hạn trả nợ nói chung. Việc tiếp theo của bạn là chia nhỏ khoản nợ để trả theo tiến trình thời gian. Bước này cần thiết hơn nữa nếu bạn có khoản vay lẻ tẻ từ bạn bè, người thân.

    [​IMG]

    Kế hoạch trả nợ theo tiến trình ưu tiên và cần được văn bản hóa

    Chẳng hạn, 500 triệu khoản nợ của bạn là được vay từ bạn bè, người thân mỗi người một ít. Bạn lên kế hoạch trả nợ theo tiến trình ưu tiên. Ai cần trước sẽ trả trước, ai không lãi, hoặc lãi ít hơn sẽ trả sau.

    Chẳng hạn bạn biết được anh A bạn nợ 50 triệu vào tháng 3 tới sẽ cần tiền để mua xe, anh B tháng 4 cần tiền lo lo đám cưới… Bạn phải note lại hết trong “sổ tay” trả nợ của bạn để ngay từ bây giờ chuẩn bị dần.

    Trong kế hoạch trả nợ của bạn cần ghi rõ theo từng tháng. Chẳng hạn tháng 1 trả ai bao nhiêu, Tháng 2 trả ai bao nhiêu, tháng 3+4 trả ai bao nhiêu tiền….

    Ghi chú rõ ràng như vậy vừa đảm bảo tiến trình trả nợ cho bạn, vừa đề ra mục tiêu lại không bị “sót” nợ của ai.

    Tất nhiên, mỗi tháng bạn để ra khoảng 21 triệu, có tháng thiếu thì phải có tháng thừa. Có khoản ít hơn, có khoản nhiều hơn thì bạn phải dồn lại cho chuẩn. Để thực hiện được việc này, bạn nên có 1 tài khoản chuyên dụng để trả nợ. Đảm bảo tài khoản đó không được dùng cho bất kỳ mục đích nào khác.

    >>>Có thể bạn muốn biết: Cách thức gia hạn khoản vay Doctor Đồng nhanh và tiện lợi

    3/ Chiến lược tuân thủ kế hoạch trả nợ tuyệt đối
    Văn bản hóa và học thuộc
    Đừng bao giờ chỉ nghĩ nghĩ trong đầu rằng hôm nay mua cái này cái kia, tháng sau trả ai đó bao nhiêu. Chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng quên rồi lại rối bời trong mớ câu hỏi: Ôi tiêu gì mà lại hết nhiều tiền thế. Luôn ghi chú chi tiêu là cách để bạn quản lý tiền bạc tốt nhất.

    Với kế hoạch trả nợ, bạn có thể viết lại vào cuốn sổ tay. Hoặc dễ dàng theo dõi mọi lúc, mọi nơi, bạn note vào các ứng dụng hoặc công cụ hỗ trợ của Google như Keep Google, Bảng tính Google, thậm chí nhiều ứng dụng quản lý thời gian và đầu việc có hỗ trợ cả nhắc nhở để tránh quên.

    Sau khi có mục tiêu trả nợ rõ ràng, văn bản hóa, bạn dễ dàng theo dõi, thậm chí học thuộc lòng như một kim chỉ nam cho bạn trong những ngày tháng đó.

    Cắt giảm chi tiêu – Kiếm thêm thu nhập
    Cắt giảm chi tiêu là một việc quan trọng mà hầu hết chúng ta phải thực hiện khi trả nợ. Tất nhiên, tùy vào tình hình cụ thể, chúng ta có thể cắt giảm các khoản không, hoặc ít cần thiết để đảm bảo kế hoạch trả nợ. Kiếm thêm thu nhập cũng là một việc rất tốt để đảm bảokế hoạch trả nợthực hiện dễ dàng hơn.

    Việc có thêm thu nhập còn giúp bạn đảm bảo cuộc sống tốt hơn và khả năng trả nợ trước hạn cũng rất tuyệt.

    Lập quỹ dự phòng
    Trong khi trả nợ, hầu hết chúng ta đã cắt giảm chi tiêu, tiết kiệm và tính toán khá sát 1 phần thu nhập để chi tiêu, 1 phần để trả nợ theo tiến trình. Tuy nhiên, các khoản phát sinh như ốm đau, có người đòi nợ đột xuất là hoàn toàn bình thường. Do vậy, bạn cần có một quỹ dự phòng trong thời gian trả nợ. Quỹ này trích mỗi tháng 1 ít từ thu nhập, tiết kiệm nhỏ hàng ngày hoặc tiền từ thu nhập kiếm thêm…

    Quỹ dự phòng trả nợ như một khoản bảo hiểm cho bạn và gia đình tránh khỏi những rủi ro phát sinh trong giai đoạn dốc tổng lực trả nợ.

    Tiến trình trả nợ ưu tiên
    Tiến trình trả nợ ưu tiên được thực hiện ngay từ khâu lên kế hoạch trả nợ. Bạn luôn giữ mối liên hệ để biết được “chủ nợ” của mình khi nào cần tiền. Chủ động, có sự chuẩn bị để trả nợ kịp thời sẽ giúp ích cho bạn và cả chủ nợ của bạn. Uy tín đi vay của một người quan trọng nằm ở đó.

    Như trên đã nõi, bạn sẽ ưu tiên trả trước cho ai cần trước, sau đó, ưu tiên trả trước các khoản lớn hơn, lãi suất cao hơn, những người ít thân thiết hơn.

    Cam kết không thêm nợ
    Hãy cố gắng giữ nguyên tắc “không thêm nợ” khi đang trả nợ. Nếu khó khăn trong việc duy trì tài chính, bạn hãy cố gắng tiết kiệm, các khoản như du lịch, xem phim, ăn hàng là hoàn toàn có thể cắt bỏ thay vì vay thêm nợ trong tình cảnh này.

    Tìm cảm hứng để không bao giờ nản lòng, phá vỡ kế hoạch!
    Trả nợ là một việc không dễ, không vui, lại dễ nản lòng. Nhưng nếu không vay nợ thì với mức thu nhập trung bình, bạn khó hoặc còn rất lâu mới có thể mua nhà, mua xe. Hãy nhìn vào thành quả để có động lực trả nợ. Chuẩn bị tinh thần trả nợ trước khi vay nợ là điều cần thiết.

    Đừng bao giờ nản lòng, tặc lưỡi tháng này thôi xả hơi rồi tháng sau nhịn để bù. Nếu đường cùng tháng đó không đạt chỉ tiêu, lập tức tháng sau bạn phải cắt tiền chi tiêu để chuyển vào tài khoản trả nợ.

    Khi quá khó khăn, hãy tìm cảm hứng từ những câu chuyện thành công để được tiếp thêm sức mạnh tinh thần. Trả nợ là một việc khó khăn, nhưng ngẫm kỹ xem, nếu không trả nợ, thì bạn khó mà tiết kiệm được 500 triệu trong vòng 2 năm. Sau cùng, có thể xem lên kế hoạch trả nợ và trả nợ theo kế hoạch là cách tiết kiệm và quản lý tài chính tốt nhất! Người vay nợ rồi trả nợ ngẫm lại cũng là người hời nhất vì được ở nhà đẹp, đi xe xịn ngay cả khi chưa đủ tài chính để tự mình làm việc đó.
    Nguồn: http://vaytiendoctordong.com/ke-hoach-tra-no-hoan-hao-cho-moi-khoan-vay.html
     
    Tags:

Chia sẻ trang này

Đang tải...