Làm sao để bảo quản sò huyết được lâu nhất

Thảo luận trong 'Ẩm thực' bắt đầu bởi anhtuan, 14/10/19.

Vùng đăng:
Hà Nội
Tình trạng:
Mới
Nhu cầu:
Chào bán
Giá:
Liên hệ
Điện thoại liên hệ:
 0382750521
Địa chỉ liên hệ:
mỹ đình hà nội, Hà Nội (Xem bản đồ)
Thông tin:
14/10/19, 0 Trả lời, 135 Đọc
  1. anhtuan

    anhtuan New Member

    Trong số các loại sò thì sò huyết là loại chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe như: Đạm, magie, kẽm, omega-3 cao… Ngoài ra, sò huyết cũng được dùng trong các món ăn để điều trị các bệnh, chẳng hạn suy nhược cơ thể, mỡ máu tăng cao, cao huyết áp, mất ngủ…
    [​IMG]
    Cũng giống như ốc hay các loại hải sản khác, sò huyết chỉ có giá trị khi chúng còn sống, các loại sò huyết chết không chỉ có mùi hôi mà nếu ăn phải còn dễ gây đau bụng, ngộ độc. Việc giữ sò huyết còn tươi không chỉ giúp món ăn thêm thơm ngon, mà còn đảm bảo giữ nguyên hàm lượng các chất dinh dưỡng. Để lựa được những con sò huyết còn sống rất khó, nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:

    • Những con sò huyết còn sống những là những con thò lưỡi sò ra ngoài
    • Sò có mùi tanh, không nghe mùi hôi thối
    • Nên chọn mua sò ở những cửa hàng quen, việc mua ở những nơi thiếu uy tín sẽ khiến bạn dễ dàng bị lừa.

    Cách bảo quản sò huyết tươi lâu giữ trọn hương vị cho món ăn

    Muốn bảo quản sò huyết tươi lâu giữ trọn hương vị cho món ăn sau khi mua sò huyết còn sống về, bạn hãy tạo cho chúng một môi trường sống tương tự như ngoài tự nhiên. Việc này không hề khó, bạn chỉ cần cho sò huyết vào một túi vải và thường xuyên rưới nước lên trên để tạo độ ẩm vừa phải. Với cách này có thể giữ sò huyết sống được từ 2 – 3 ngày. Lưu ý kỹ: Chọn lựa những con còn sống để bảo quản, loại bỏ ngay những con sò chết để không làm ảnh hưởng đến toàn bộ sò.
    Mặc dù rất tốt, nhưng không phải ai cũng có thể ăn sò huyết, vì sống trong bùn, nên chúng rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cao, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, e.coli, giun… Những người có hệ tiêu hóa kém, hoặc cơ địa dị ứng tốt nhất không nên ăn để tránh bị ngộ độc hoặc gặp các tình trạng khác không tốt cho sức khỏe. Những người dị ứng sò huyết thường có những biểu hiện thường gặp đó là: Hắt xì, sổ mũi, ngứa mũi, đỏ bừng mặt, nổi mề đay…
    Ngoài ra, sò huyết cũng có retinol, dễ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, do đó phụ nữ đang mang bầu không nên ăn sò huyết để tránh ảnh hưởng đến con. Ngoài ra, sò huyết cũng là món không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ. Vì hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, nên nếu ăn phải những con sò huyết chết hay chế biến không kĩ cũng dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
    Xem thêm: cách bảo quản sò
     
    Quan tâm nhiều
    Tags:

Chia sẻ trang này

Đang tải...