Máy bộ đàm kenwood chất lượng cao chính hãng giá tận gốc

Thảo luận trong 'Điện tử gia dụng khác' bắt đầu bởi thegioibodam, 9/1/15.

Vùng đăng:
Empty
Tình trạng:
Empty
Nhu cầu:
Empty
Giá:
Liên hệ
Điện thoại liên hệ:
0932352866
Địa chỉ liên hệ:
103 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội, (Xem bản đồ)
Thông tin:
9/1/15, 1 Trả lời, 317 Đọc
  1. thegioibodam

    thegioibodam Member

    Máy bộ đàm là gì? Sự khác nhau giữa bộ đàm và điện thoại

    Máy bộ đàm là gì? Sự khác nhau giữa Bộ đàm và Điện thoại? là hai thắc mắc thường xuyên nhất đối với những ai chưa sử dụng thiết bị Bộ đàm để liên lạc. Trong bài viết này Thế giới bộ đàm sẽ đưa ra câu trả lời đúng đắn nhất để bạn đọc tham khảo.

    [​IMG]
    1. Máy bộ đàm là gì?

    Máy bộ đàm là thiết bị di động cầm tay dùng để liên lạc trực tiếp trong một nhóm máy làm việc. Cho phép 1 người nói và nhiều người nghe (làm việc theo nhóm) đồng thời. Bán kính (khoảng cách) liên lạc giữa các máy bộ đàm cầm tay trực tiếp từ 1 ->3km hoặc có thể xa hơn (tùy loại bộ đàm + điều kiện khu vực)

    Ứng dụng cụ thể: 1 tòa nhà có 10 bảo vệ và họ cần thường xuyên liên hệ, trao đổi với nhau khi đi tuần, kiểm tra. Khi đó 1 người đi kiểm tra có thể dùng bộ đàm để thông báo tình hình cho mọi người trong nhóm mình.

    2. Sự khác nhau giữa Máy bộ đàm và Điện thoại:

    Bộ đàm: Liên lạc tức thì bằng cách nhấn 1 nút và nói
    Điện thoại: Sử dụng phức tạp và nhiều chức năng hơn

    Bộ đàm: Các máy cùng tần số có thể nghe, trao đổi với nhau
    Điện thoại: Không có tính năng này

    Bộ đàm: Không mất cước phí liên lạc
    Điện thoại: Mất cước phí liên lạc

    Bộ đàm: Không cần đăng ký mạng viễn thông công cộng
    Điện thoại: Phải đăng ký sử dụng mạng viễn thông công cộng

    3. Ứng dụng của máy bộ đàm

    - Dùng cho các công ty dịch vụ bảo vệ… -> Bộ đàm An ninh
    - Dùng cho các công ty kinh doanh vận tải, taxi… -> Bộ đàm trạm chính
    - Dùng cho lĩnh vực hàng hải, tàu đánh cá… -> Bộ đàm hàng hải
    - Dùng cho công trường xây dựng, nhà máy…
    - Dùng cho các khu công viên, nhà hàng, khách sạn, tòa nhà…
    - Dung cho lĩnh vực dầu khí, môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ
    - Dùng cho lĩnh vực vũ trang, ***, quân đội
    - Dùng cho lĩnh vực nhà ga, cảng hàng không, dịch vụ mặt đất…

    Nguồn: www.thegioibodam.vn
     
    Tags:
  2. thegioibodam

    thegioibodam Member

    Nếu bạn là người hay đi du lịch, đặc biệt yêu thích du lịch đường dài cùng bạn bè, nhóm phượt và những người trong hội thì máy bộ đàm là thiết bị không thể thiếu trong những chuyến đi đó. Máy bộ đàm sẽ giúp bạn trao đổi thông tin với những người trong đoàn/ hội mà không cần phải ngừng chặng. Khi lựa chọn máy bộ đàm – phụ kiện máy bộ đàm khi đi phượt, dân phượt thường chọn theo tiêu chí: Nhỏ gọn, chắc chắn, cự li liên lạc xa, âm thanh to, rõ, pin sử dụng lâu và đặc biệt là bộ đàm phải có tính năng chống nước, chống va đập, chống rung…

    [​IMG]
    Máy bộ đàm dân dụng thông thường hỗ trợ 22 kênh liên lạc, trong đó chia ra 15 kênh GMRS, 7 kênh FRS(Family & General). Dải tần UHF/FM 462.5500-467.7125 MHz, các kênh từ 1 -> 7 có tầm phát sóng tối đa 6 dặm, kênh 8-14 tối đa 2 dặm, kênh 15-22 tối đa 6 dặm. Một số máy bộ đàm khi hoạt động với các kênh tầm xa như 1-7, 15-22 lại có chế độ năng lượng cao và năng lượng thấp. Mục đích của việc này là tiết kiệm pin cho bộ đàm tùy theo người sử dụng.
    Ngoài ra, các máy bộ đàm còn có thể đặt khóa khiến cuộc gọi trở nên "bảo mật" hơn.

    Cách gọi và nghe của bộ đàm thì chỉ đơn giản như sau:
    Khi cần gọi, ấn và giữ nút gọi, khi đó máy bộ đàm chuyển sang trạng thái truyền tín hiệu, nói vào micro tín hiệu sẽ được truyền đi trên kênh đã chọn. Tất cả các máy cùng kênh, nằm trong khu vực phát sóng sẽ nhận được nội dung gọi. Khi máy truyền tín hiệu thì không thể nhận tín hiệu được, điều đó có nghĩa mỗi lúc chỉ nên có 1 máy gọi và các máy khác nghe nếu không muốn mất thông tin.

    Vì các đặc điểm kỹ thuật của máy bộ đàm nên các cách sử dụng như sau:

    1. Quy định mã hiệu:
    Đặt sẵn mã dành cho từng máy để phân biệt trên kênh bộ đàm, ví dụ: số 1, số 2, số 3, hoặc thuonghien04, dummy, dulichmoto v.v.
    Ngoài ra có thể đặt một số tiếng lóng dùng chỉ các trường hợp đặc biệt(hugo chẳng hạn)

    2. Quy định kênh liên lạc thông thường, kênh thay thế và kênh khẩn cấp.
    Ví dụ: kênh 22 là kênh thông thường, kênh 8 là kênh thay thế(giả sử đi vào vùng có nhiễu trên kênh 22, các thành viên tự biết chuyển sang kênh 8, kênh này có phạm vi hoạt động hẹp hơn vì vậy chúng ta sẽ không xâm phạm vào đối tượng đang dùng kênh 22 ở một phạm vi rộng hơn), kênh 20 là kênh khẩn cấp.

    3. Ra hiệu lệnh, thông báo:
    Ví dụ trước mặt có chướng ngại vật, trưởng đoàn gọi qua bộ đàm "số 1 đây, phía trước có chướng ngại vật", lần lượt các thành viên khác nhận được tín hiệu phải trả lời "số 2 nghe rõ", "số 3 nghe rõ" ... trưởng đoàn sẽ biết thành viên nào chưa nhận được tín hiệu để nhắc lại: "số 1 gọi số 4 nghe rõ trả lời".
    Áp dụng tương tự khi 1 thành viên cần gọi cả đoàn(thủng lốp, hết xăng v.v.)

    4. Cập nhật vị trí:
    Khi trưởng đoàn cảm thấy đoàn có thể bị tách rời, muốn chắc chắn rằng tất cả các thành viên đang nằm trong phạm vi liên lạc, gọi: "số 1 gọi đoàn, nghe rõ trả lời"
    các thành viên nghe được tín hiệu này sẽ trả lời lần lượt để xác nhận.

    5. Trung chuyển tín hiệu:
    Tùy theo điều kiện địa hình, khi đoàn đang di chuyển có thể bị tách rời ra làm nhiều đoạn, khi đó người đi cuối cùng không liên lạc được cùng người dẫn đầu, người đi cuối cùng gọi: "số 9 gọi đoàn, nghe rõ trả lời", sau đó chọn người có số thấp nhất(gần phía đầu đoàn nhất) để trung chuyển: "số 9 gọi số 4, yêu cầu số 1 dừng lại chờ". Người số 4 chuyển tín hiệu này cho số 1: "số 4 gọi số 1, yêu cầu dừng lại".

    Một số lưu ý khi dùng bộ đàm:

    • Không nên sử dụng nhiều trong thời tiết giông bão.
    • Khi có tín hiệu lạ lọt vào kênh đang sử dụng, chuyển kênh dự phòng ngay(ví dụ bộ đàm taxi, ***, các nhóm khác).
    • Sử dụng các kênh tầm ngắn khi có thể, khi dùng kênh tầm xa, nếu chỉ dùng nhận tín hiệu nên chuyển sang chế độ năng lượng thấp(nhớ chuyển qua chế độ năng lượng cao khi truyền tín hiệu).
    Một số máy bộ đàm tham khảo phù hợp cho dân Phượt:

    • Máy bộ đàm Kenwood TK2000/3000
    • Máy bộ đàm Motorola CP1100/CP1600
    • Máy bộ đàm Vertex Standard VX-351
    • Máy bộ đàm Vertex Standard VX-354
    Lựa chọn Pin bộ đàm, Vietnam Telecom xin đưa ra các góp ý sau:

    1. Pin: Nên chọn loại Pin Li-Ion, vì Pin Li-Ion có thể sạc nhồi, dùng chung với bộ sạc nhanh.

    2. Sạc nhanh: tiết kiệm thời gian sạc pin chỉ mất 2-2.5 giờ. Tùy theo từng loại Pin mà chọn lựa loại Sạc khác nhau.

    3. Ổ cắm mồi thuốc: CP-23L (dùng cho những xe không có trang bị ổ cắm mồi thuốc)

    4. Tai nghe: tham khảo các kiểu tai nghe HS-94 hoặc HS-95, dùng thêm cáp chuyển đổi OPC-2004 để sử dụng chức năng VOX (chức năng thoại rảnh tay).

    5. Thời gian sử dụng: nên chọn loại có dung lượng >=1400 – 2000 mAh (thời gian sử dụng >=10 tiếng)

    Nguồn: www.thegioibodam.vn
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...