Phụ nữ mang thai cần phải đề phòng rối loạn đông máu

Thảo luận trong 'Tin thương mại khác' bắt đầu bởi muoigentis, 31/7/20.

  1. muoigentis

    muoigentis Member

    Phụ nữ mang thai ở thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn đông máu do thiếu hụt các yếu tố đông máu VIII, IX, XI. Đây là tình trạng nguy hiểm đối với thai phụ và ảnh hưởng đến cả thai nhi. Vậy bài viết này chúng ta hãy cùng xét nghiệm không xâm lấn gentis tìm hiểu ngay nhé !
    Phụ nữ mang thai cần đề phòng rối loạn đông máu
    Rối loạn đông máu là gì?
    Rối loạn đông máu là tình trạng bị thiếu hụt các yếu tố đông máu dẫn đến việc máu chảy mà không đông lại như bình thường.
    Ai cũng có thể bị mắc bệnh rối loạn đông máu, tuy nhiên bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.
    Phân loại thể bệnh rối loạn đông máu
    Theo các loại yếu tố thiếu hụt:
    • Hemophilia A: thiếu yếu tố VIII, yếu tố này chiếm đến 85% trường hợp bị rối loạn đông máu
    • Hemophilia B: thiếu yếu tố IX, chiến gần 14% các đối tượng mắc bệnh
    • Hemophilia C thiếu yếu tố tiền thromboplastin huyết tương (XI)
    Theo mức độ giảm yếu tố: Nếu yếu tố VIII dưới 30% là cơ thể bạn đang bị rối loạn đông máu, chia thành các thể sau:
    • Thể nặng: Nồng độ yếu tố VIII < 1%
    • Thể trung bình: Nồng độ yếu tố VIII từ 1-5%
    • Thể nhẹ: Nồng độ yếu tố VIII trên 5% và dưới 30%
    [​IMG]
    Thiếu hụt các yếu tố đông máu sẽ dẫn đến rối loạn đông máu
    Đối tượng có nguy cơ cao mắc rối loạn đông máu
    Các đối tượng được đề cập dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn đông máu:
    • Phụ nữ đã từng sảy thai không rõ nguyên nhân trước tuần thứ 10 từ 3-5 lần hoặc sau tuần thứ 10
    • Phụ nữ từng bị thai chết lưu
    • Sinh non trước tuần thứ 34 do hội chứng tiền sản giật hoặc nhau thai bất thường
    • Bị huyết khối trong quá trình mang thai
    Biểu hiện của rối loạn đông máu khi mang thai
    Các triệu chứng của rối loạn đông máu sẽ bao gồm:
    • Mẹ bầu thường xuyên chảy máu cam và kéo dài
    • Bị chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân
    • Chảy máu chân răng một cách thường xuyên
    • Cơ thể mệt mỏi, bơ phờ, đau tức ngực, sưng đau đột ngột ở chân tay
    • Xuất hiện máu trong phân và nước tiểu
    • Ở chân và đùi sẽ thấy các mạch máu nổi lên chằng chịt . Đọc thêm: sàng lọc trước sinh là gì ?
    Khi rối loạn đông máu nặng hơn có thể sẽ dẫn đến việc chảy máu khi va chạm chấn thương, huyết áp giảm và suy tim…
    [​IMG]
    Rối loạn đông máu nguy hiểm cả mẹ và thai nhi
    Biến chứng nguy hiểm của rối loạn đông máu khi mang thai
    • Đối với các thai phụ, rối loạn đông máu là một bệnh lý nguy hiểm bởi nếu tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
    • Cụ thể dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi người mẹ mắc rối loạn đông máu:
    • Hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi trong tử cung: em bé có mẹ bị mắc rối loạn đông máu sinh ra sẽ nhỏ bé hơn so với các em bé có mẹ không bị bệnh.
    • Chảy máu âm thầm, ngẫu nhiên: Bánh rau và tử cung bị tổn thương do các yếu tố đông máu và tiểu cầu gây nên nguy hiểm cho cả mẹ và con
    • Tắc mạch nước ối: Thời điểm phát hiện biến chứng này là lúc thai nhi tử vong khi bác sĩ thực hiện chọc ối, cho thai ra ngoài hoặc mổ lấy thai. Thai phụ sẽ có biểu hiện tim đập nhanh, giảm huyết áp gây nghẽn mạch ở phổi dẫn đến động mạch phổi tăng, huyết áp tĩnh mạch cũng tăng.
    • Suy nhau thai: Nhau thai đóng vai trò cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bào thai qua dây rốn, nếu nhau thai bị suy yếu sẽ khiến thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng và thiếu oxy dẫn đến thai lưu.
    • Hội chứng tiền sản giật: Mẹ bầu có tiền sử huyết áp cao sẽ khiến cơ quan nội tạng như gan thận kém hoạt động dẫn đến hội chứng này.
    • Tăng nguy cơ sinh non: Chuyển dạ trước tuần thứ 37 của thai kỳ
    • Tăng nguy cơ sảy thai và nhiễm khuẩn ở mẹ: Thai nhi chết lưu trong tử cung trước tuần thứ 28 của thai kỳ đông thời khi các mô bị hoại tử và giải phóng ra bên ngoài sẽ khiến mẹ bị nhiễm khuẩn.
    Chẩn đoán rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai
    Phụ nữ trước khi mang thai cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý cần điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau đây:
    • Xét nghiệm công thức máu
    • Xét nghiệm thời gian chảy máu
    • Xét nghiệm đông máu thông thường
    • Xét nghiệm các yếu tố đông máu cụ thể
    • Xét nghiệm đánh giá khả năng ngưng kết của tiểu cầu
    • Xét nghiệm để kiểm tra tình trạng máu dễ đông
    • Xét nghiệm D-dimer
    Khi mang thai nếu mắc phải bệnh lý rối loạn đông máu sẽ rất nguy hiểm, khi chuyển dạ sẽ rất khó để cầm máu. Thực hiện các xét nghiệm đông máu theo chỉ định của bác sĩ để được chẩn đoán trước sinh , theo dõi thường xuyên và điều trị kịp thời giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
     
    Tags:

Chia sẻ trang này

Đang tải...