Thông tin chứng chỉ kế toán trưởng

Thảo luận trong 'Đào tạo' bắt đầu bởi longhuynh2711998, 29/8/19.

Vùng đăng:
TP.Hồ Chí Minh
Tình trạng:
Mới
Nhu cầu:
Cần thuê
Giá:
Liên hệ
Điện thoại liên hệ:
 0978784048
Địa chỉ liên hệ:
TP.HCM, TP.Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
Thông tin:
29/8/19, 0 Trả lời, 167 Đọc
  1. longhuynh2711998

    longhuynh2711998 New Member

    Kế toán trưởng là bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp. Nhưng để đạt lên vị trí này nhân viên cần được cấp bằng chứng chỉ kế toán trưởng. Vậy có nên học chứng chỉ kế toán trưởng hay không? Điều kiện để được cấp chứng chỉ kế toán trưởng của Bộ là gì?

    [​IMG]

    Nên hay không nên học chứng chỉ kế toán trưởng?

    Để trả lời câu hỏi: Có nên học chứng chỉ kế toán trưởng hay không? Chúng ta cùng xem những lợi ích mà nó mang lại ngay sau đây.



    Thực trạng tại các doanh nghiệp

    Hiện nay, nhiều doanh nghiệp không có kế toán trưởng, do kế toán không đủ điểu kiện bổ nhiệm, hoặc doanh nghiệp không biết rõ quy định của Luật Kế toán

    Khi doanh nghiệp chưa có kế toán trưởng, phụ trách kế toán không ký vào chức danh kế toán trưởng, chỉ ký vào phụ trách kế toán trên tất cả các chứng từ kế toán tại đơn vị

    Tuy chưa phải kế toán trưởng, nhưng phụ trách kế toán cũng phải tuân thủ những quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về số liệu, sổ sách kế toán tại công ty

    Trong thời gian phụ trách tối đa 1 năm, người phụ trách nên theo học lớp bồi dưỡng kế toán trưởng để hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm kế toán trưởng của mình.

    Người được thuê làm sổ sách kế toán

    Để có thể thực hiện được công việc làm sổ sách kế toán bạn cần phải đạt những tiêu chuẩn nghề nghiệp trong Luật kế toán quy định và phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán và chứng chỉ hành nghề kế toán là điều bạn không thể thiếu.

    Chứng chỉ kế toán trưởng trang bị những kinh nghiệm thực tế

    Ngày nay kế toán trở thành mục tiêu của nhiều sinh viên bởi thu nhập cao, ngành nghề ổn định, là bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp và xu hướng thời đại thuận lợi cho việc học. Tuy nhiên, bạn phải không ngừng trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân thì mới có khả năng làm một kế toán trưởng thực thụ. Kế toán trưởng là những người đứng đầu phòng kế toán, phải gánh vác trách nhiệm nặng nề quản lý về tài chính của doanh nghiệp.
    Với chứng chỉ kế toán trưởng, thường những người theo học là các bạn đã làm việc trong ngành với mong muốn được lên chức và thăng tiến. Học chứng chỉ kế toán trưởng, bạn sẽ được học giáo trình cụ thể thực tế đi sâu và bám sát. Với nhu cầu hiện nay khi xin việc ở bất cứ doanh nghiệp nào cũng đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm mà chứng chỉ là một thước đo để đánh giá năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm. Chính vì vậy sẽ là một thiệt thòi cho những bạn có năng lực mà lại không có kinh nghiệm thực tế.

    Chứng chỉ kế toán trưởng là điều kiện bắt buộc để bạn được bổ nhiệm

    Tại khoản 2 điều 53 luật kế toán quy định: “Người làm kế toán trưởng phải có chứng chỉ qua lớp bồi dưỡng kế toán trưởng”. Thật vậy, khi doanh nghiệp thành lập bắt buộc phải thành lập kế toán trưởng để rà soát, kiểm tra, cân đối các hoạt động của doanh nghiệp. Trường hợp chưa đủ điều kiện được bổ nhiệm thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ kế toán trưởng bên ngoài. Người phụ trách kế toán chỉ được phụ trách tối đa một năm tài chính. Sau đó bố trí người làm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán học bổ sung chứng chỉ kế toán trưởng. Về việc thuê ngoài phải được ký kết hợp đồng kinh tế giữa doanh nghiệp với công ty dịch vụ kế toán. Công ty dịch vụ phải có chức năng hành nghề, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc số liệu kế toán của doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ của mình được công ty dịch vụ kế toán đảm bảo.

    Điều kiện để được cấp chứng chỉ kế toán trưởng của Bộ Tài chính

    – Căn cứ khoản 2, Điều 3, Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV ngày 15/11/2013 về hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước quy định “Người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán là những người đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc các học viện ở trong và ngoài nước”.

    – Căn cứ khoản 2, Điều 4 Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT/BTC-BNV quy định: “Đối với đơn vị kế toán cấp Trung ương và cấp tỉnh, người được bổ nhiệm làm kế toán trưởng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên”.

    – Đối với người tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng thuộc khối ngành kế toán, kiểm toán, tài chính tín dụng, tài chính ngân hàng: phải có 3 năm kinh nghiệm làm công tác kế toán, có giấy xác nhận thâm niên công tác của cơ quan, tính từ thời gian cấp bằng.

    – Đối với người tốt nghiệp trình độ Đại Học thuộc khối ngành kế toán, kiểm toán, tài chính tín dụng, tài chính ngân hàng: phải có 2 năm kinh nghiệm làm công tác kế toán, có giấy xác nhận thâm niên công tác của cơ quan, tính từ thời gian cấp bằng.

    – Thời gian sử dụng chứng chỉ của bộ tài chính là: 5 năm kể từ ngày cấp.

    Chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn bao lâu

    Về thời hạn chứng chỉ kế toán trưởng được quy định tại Khoản 4, 5, Điều 9 của Thông tư số 199/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính, cụ thể như sau:

    – Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng có giá trị sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp để bổ nhiệm kế toán trưởng lần đầu theo quy định tại Khoản 2, Điều 53 của Luật Kế toán. Quá thời hạn 5 năm học viên có yêu cầu cấp lại chứng chỉ phải học lại khoá học bồi dưỡng kế toán trưởng.

    – Những người có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đã đủ điều kiện và được bổ nhiệm làm kế toán trưởng 1 lần thì chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng đó vẫn có giá trị để bổ nhiệm kế toán trưởng từ lần thứ 2 trở đi, trừ khi khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa 2 lần bổ nhiệm đã quá 5 năm”.

    >>> Tham khảo thêm: Chương trình học chứng chỉ kế toán trưởng mới nhất

    Qua những thông tin trên đây chắc chắn bạn đã hiểu hơn chứng chỉ hành nghề kế toán rồi chứ. Hãy tìm hiểu thêm thật kỹ để đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho mình.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...