Mụn cóc ở da đầu xuất hiện do đâu

Thảo luận trong 'Chăm sóc da, mặt' bắt đầu bởi phuonghn, 21/12/23.

Vùng đăng:
Hà Nội
Tình trạng:
Mới
Nhu cầu:
Chào bán
Giá:
180,000 VNĐ
Điện thoại liên hệ:
 0962299497
Địa chỉ liên hệ:
Hà Nội, Hà Nội (Xem bản đồ)
Thông tin:
21/12/23, 0 Trả lời, 162 Đọc
  1. phuonghn

    phuonghn Member

    Mụn cóc là những khối u nhỏ sần sùi, lành tính, thường xuất hiện nhiều ở bàn tay, bàn chân, và cả ở da đầu, gây đau và tạo cảm giác vướng cộm rất khó chịu, đặc biệt là lại rất dễ lây lan. Mụn cóc trên đầu vì sao xuất hiện? Cách điều trị vấn đề này như thế nào?

    1. Nguyên nhân gây ra mụn cóc ở da đầu?

    [​IMG]

    mụn cóc ở da đầu

    Có rất nhiều nguyên nhân bị mụn cóc, theo thống kê, có hơn 40% dân số trên thế giới gặp phải căn bệnh này. Bệnh do virus HP và các siêu vi trùng khác gây ra, chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường chính sau đây:

    + Qua các vết trầy xước, do cắn móng tay, bị vật nuôi cắn, vệ sinh thân thể chưa tốt, hay đi chân đất, lây mụn cóc từ tay lên da đầu.

    + Lây từ người này sang người khác do dùng chung đồ cá nhân như: khăn lau đầu, lược, mũ…v.v.

    + Do sự suy yếu của hệ thống miễn dịch, hay gặp ở người lớn tuổi hoặc phụ nữ mang thai.

    + Vấn đề suy nhược thần kinh cũng có thể khiến cho mụn cóc ở da đầu và những bộ phận khác dễ phát tác.

    Triệu chứng mụn cóc mọc trên đầu thường gây ngứa, đau, cộm, vướng, khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu. Mụn cóc trên da đầu có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc thành từng đám và rất dễ lây lan nếu không được điều trị đúng cách. Nếu để lâu rất khó chữa, nên cần được điều trị sớm và dứt điểm.

    2. Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mụn cóc trên da đầu

    Dưới đây là những trường hợp dễ bị mụn cóc trên đầu:

    + Trẻ em thường dễ bị mụn cóc mọc trên đầu, và những vị trí khác hơn người lớn. Nguyên nhân là do chúng chưa biết vệ sinh cơ thể đúng cách, thường xuyên chơi đùa với đất, cát, đi chân đất, nghịch bẩn, làm trầy xước chân tay, hay cắn móng tay, chưa biết giữ vệ sinh chân tay,…v.v. Như vậy dễ tạo điều kiện cho virus xâm nhập và gây bệnh.

    + Những bệnh nhân đang mắc các bệnh gây suy giảm miễn dịch như: HIV/AIDS, ung thư máu, bệnh bạch cầu, bệnh gan, lách,…v.v. thường dễ mắc bệnh mụn cóc và điều trị lâu lành.

    + Người già và phụ nữ mang thai cũng nằm trong nhóm người dễ mắc mụn cóc vì cũng có hệ miễn dịch suy giảm nếu không cẩn thận.

    + Những người thường xuyên làm móng công cộng, do dùng chung dụng cụ (kìm bấm, khăn,…) với nhiều người cũng có nguy cơ cao bị lây virus HPV.

    + Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa hoặc suy nhược thần kinh.

    3. Trị mụn cóc tại nhà bằng phương pháp nào hiệu quả?

    Có nhiều trường hợp mụn cóc sẽ tự biến mất trong 3 tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số mụn cóc rất cứng đầu phải nhờ đến bác sĩ da liễu. Dưới đây là những cách trị mụn cóc mọi người có thể áp dụng:

    - Điều trị mụn cóc tại nhà bằng thuốc dân gian

    Nhiều người chưa có thời gian đi khám da liễu thường sử dụng một số biện pháp điều trị tạm thời tại nhà.

    + Tỏi

    Tỏi có chứa chất allicin nên có tính kháng khuẩn và kháng nấm từ đó giúp chống lại virus HP ở một mức độ nhất định. Bệnh nhân chỉ cần dùng nước của củ tỏi đã bị dập nát rồi thoa lên vùng mụn cóc ở da đầu. Để nguyên trong vòng 2 - 3 tiếng đồng hồ, sau đó lau sạch nhẹ nhàng bằng nước ấm. Cần kiên trì thực hiện mỗi ngày vài lần để làm giảm mụn cóc.

    + Chuối

    Lột lấy vỏ quả chuối xanh, chà xát mặt trong của vỏ này lên những vùng bị mụn cóc, để nguyên như vậy, đến lần sau mới rửa rồi chà xát tiếp. Tuy mụn cóc ở da đầu khó dùng thuốc hơn những vị trí khác nên bạn mất thời gian hơn, thậm chí còn phải nhờ người khác trợ giúp, thực hiện ngày 2 lần đều đặn trong vài tuần, mụn sẽ bong ra.

    + Lá tía tô

    [​IMG]
    mẹo trị mụn cơm ở mặt bằng lá tía tô

    Vệ sinh vùng bị mụn rồi giã nát một ít lá tía tô, đắp lên vùng da đó, đắp liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, teo nhỏ và có thể biến mất.

    + Giấm táo

    Thành phần axit malic và lactic có trong giấm táo sẽ giúp làm mềm và tiêu tan mụn cóc. Bệnh nhân hãy kiên trì thoa giấm táo lên vùng da bị mụn cóc 3 - 4 lần mỗi ngày.

    Trên đây là phương pháp giúp trị mụn cóc ở da đầu tại nhà mang lại hiệu quả nhất định tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tạm thời, có tính chất không bền vững, dễ tái phát khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán nản, không muốn tiếp tục chữa bệnh.

    - Điều trị mụn cóc bằng thủ thuật tại da liễu Đông Phương

    Bác sỹ chuyên khoa Phòng khám đa khoa Đông Phương cho rằng, điều trị mụn cóc không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần bạn thăm khám sớm, hợp tác với bác sỹ để chữa bệnh.

    Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tự khỏi trong 6 tháng nhưng trường hợp này thường rất hiếm, chủ yếu là ở trẻ em có sức đề kháng tốt. Đa phần trường hợp đều cần phải được điều trị để tránh mụn cóc lây lan và gây đau đớn cho người bệnh.

    + Điều trị bằng tiểu phẫu

    Khi cục mụn lớn > 2cm, bạn sẽ được chỉ định gây tê tại chỗ và làm tiểu phẫu cắt bỏ cục mụn. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhờ thực hiện nhanh chóng, vết thương mau lành và ít có nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên chi phí điều trị bằng tiểu phẫu có hơi cao hơn các phương pháp khác. Trường hợp mụn không được lấy hết mụn thì sẽ dễ bị tái phát sau một thời gian.

    + Điều trị bằng đốt điện

    Thường áp dụng cho các cục mụn nhỏ hơn hoặc mọc ở các vị trí khó làm tiểu phẫu. Phương pháp này tiến hành nhanh chóng, rẻ tiền và ít bị tái phát. Tuy nhiên thời gian phục hồi lâu hơn. Bệnh nhân dễ nhiễm trùng, chảy máu tại vị trí đốt điện.

    + Chấm acid hoặc nitơ lỏng

    Loại acid thường dùng trong điều trị mụn cóc là acid lactic và salicylic. Thực hiện chấm thường xuyên theo từng liệu trình. Phương pháp này an toàn, dễ thực hiện và ít để lại sẹo. Bệnh nhân cần phải kiên nhẫn vì thời gian điều trị có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng mới có thể khỏi hoàn toàn.

    + Sử dụng laser

    [​IMG]

    Sử dụng laser để đốt cháy mụn cóc tại chỗ đối với những bệnh nhân nhiễm vi rút nặng. Ưu điểm của phương pháp này là có thể triệt để loại bỏ nốt sùi trên da, ngăn chặn sự lây lan mụn ra các tổ chức khác xung quanh.

    Tiêm phòng vacxin HPV là cách tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh mụn cóc và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

    Mụn cóc là bệnh lành tính nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Ngày nay, mụn cóc đã có nhiều phương pháp chữa trị hiệu quả và không biến chứng. Nếu thấy có các dấu hiệu nghi ngờ mụn cóc, bạn nên đi khám sớm để được điều trị dứt điểm nhé.

    Hiện nay, phương pháp laser CO2 xóa tan mụn cóc, mụn thịt và nốt ruồi trên da được đánh giá cao và được nhiều bệnh nhân lựa chọn với ưu điểm hiệu quả nhanh chóng, ít tổn thương và không để lại sẹo.

    Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, các bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiện đại có thể loại bỏ mụn cóc ở da đầu, tay, chân một cách an toàn và hiệu quả cho bạn.

    Bên cạnh tích cực điều trị bệnh nhân nên chú ý đến vấn đề phòng tránh bệnh nặng thêm, bệnh tái phát, ngăn chặn nguy cơ bị bệnh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân, vệ sinh thân thể, da đầu sạch sẽ là việc làm vô cùng cần thiết.

    Nếu còn bất kì điều gì cần tư vấn, giải đáp, bạn có thể liên hệ tới hotline: 0962 299 497, hoặc đến trực tiếp Phòng khám da liễu tại 497 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...