Bạn có thể làm gì khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thảo luận trong 'Luật, tư vấn luật' bắt đầu bởi morris123, 2/7/21.

Vùng đăng:
Hà Nội
Tình trạng:
Mới
Nhu cầu:
Cho thuê
Giá:
Liên hệ
Điện thoại liên hệ:
 0246666490
Địa chỉ liên hệ:
P2101, Tháp C, Tòa nhà Big C Hồ Gươm,102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội, Hà Nội (Xem bản đồ)
Thông tin:
2/7/21, 0 Trả lời, 365 Đọc
  1. morris123

    morris123 Member

    Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 28, Điều 35, Điều 126, Điều 127, Điều 129 và Điều 188 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và căn cứ xác định các hành vi xâm phạm được ghi nhận tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP bao gồm:
    - Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
    - Có hành vi xâm phạm đối tượng bị xem xét.
    - Người thực hiện hành vi không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, cũng không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
    - Hành vi diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam.

    [​IMG]

    Khi xảy ra hành vi xâm phạm quyền, bạn nên xem xét các vấn đề sau rồi mới đưa ra quyết định biện pháp áp dụng:
    - Xác định ai là người xâm phạm;
    - Xác định mức độ nghiệm trọng của vấn đê;
    - Xem xét xu hướng tiếp diễn hay không của hành vi;
    - Tính toán thiệt hại đã, đang hoặc sẽ phải chịu nếu có thể.

    Sau khi xác định được bản chất vấn đề, cân nhắc chi phí và lợi ích để áp dụng biện pháp phù hợp:
    - Căn cứ vào thiệt hại về thu nhập, kinh doanh hoặc lợi nhuận: nếu thiệt hại không đáng kể thì có thể “bỏ qua” vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu mức độ xâm phạm là đáng kể hoặc có khả năng như vậy, bạn sẽ phải tìm ra được thủ phạm và xử lý chúng một cách nhanh gọn, có hệ thống.
    - Căn cứ và hợp đồng nếu là tranh chấp với công ty đối tác: kiểm tra điều khoản về giải quyết tranh chấp như trọng tàu, hòa giải. Việc đưa điều khoản này vào trong hợp đồng đối với việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài và hòa giải có thể tránh được các chi phí tố tụng tốn kém. Trong trường hợp không có điều khoản thì các bên vẫn có thể thỏa thuận sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp trọng tài và hòa giải.

    [​IMG]

    - Khi thấy ai đó đang xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của bạn, có thể xem xét việc gửi thư (gọi là “thư yêu cầu tạm dừng”) cho người có hành vi xâm phạm để thông báo khả năng xung đột giữa quyền sở hữu trí tuệ của bạn và hoạt động kinh doanh của họ và đề xuất bàn luận một giải pháp hợp lý cho vấn đề này.
    - Ngoài ra, bạn có thể tiến hành khởi kiện dân sự. Tòa án thường đưa ra một loạt chế tài nhằm đền bù cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, gồm có: đền bù thiệt hại, lệnh của tòa, lệnh kê khai lợi nhuận và lệnh giao nộp hàng hóa xâm phạm cho chủ sở hữu quyền.
    - Pháp luật về sở hữu trí tuệ còn có các quy định về trách nhiệm hình sự đối với việc sản xuất, buôn bán hàng hóa xâm phạm, có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù tùy mức độ xâm phạm và thiệt hại.

    Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định khá nhiều biện pháp, cụ thể và có thể sử dụng linh hoạt trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có sửa đổi, bổ sung năm 2009
    - Biện pháp tự bảo vệ: Điều 198.
    - Biện pháp dân sự: Điều 200, Điều 202.
    - Biện pháp hành chính: Điều 211.
    - Biện pháp hình sự: Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 226 Bộ luật hình sự 2016, sửa đổi bổ sung năm 2017.
    Với sự chuyên nghiệp, nhanh chóng; công ty tư vấn THB xin trân trọng gửi tới các khách hàng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các thủ tục về Sở hữu trí tuệ. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
    Trân trọng.
    =============================================================
    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
    Địa chỉ: P2101, Tháp C, Tòa nhà Big C Hồ Gươm,102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
    Điện thoại: 0246666490
    Email: thb.co@thb-consulting.com
    Website: https://thb-consulting.com/
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...