Cấm kỵ phong thủy sai lầm khi trồng cây lưỡi hổ cần tránh

Thảo luận trong 'Nội thất khác' bắt đầu bởi thaovnhd, 3/11/21.

Vùng đăng:
Hà Nội
Tình trạng:
Mới
Nhu cầu:
Chào bán
Giá:
Liên hệ
Điện thoại liên hệ:
 0849058866
Địa chỉ liên hệ:
Hà Đông, Hà Nội (Xem bản đồ)
Thông tin:
3/11/21, 0 Trả lời, 1,385 Đọc
  1. thaovnhd

    thaovnhd New Member

    Khi trồng cây lưỡi hổ nhiều người thường mắc một số sai lầm cơ bản do không biết rõ đặc tính cũng như vị trí phù hợp, khiến cây không phát triển mà còn phạm một số đại kỵ trong phong thủy. Dưới đây là những sai lầm khi trồng cây lưỡi hổ cần tránh.

    Sai lầm khi trồng cây lưỡi hổ
    Đặt cây lưỡi hổ sai vị trí
    - Đặt cây lưỡi hổ trong phòng tắm:

    Phòng tắm ẩm thấp và chứa nhiều bụi bẩn, đây là điều cấm kỵ tuyệt đối với cây lưỡi hổ. Nhiều người nghĩ cây lưỡi hổ có thể lọc sạch không khí và đặt trong phòng tắm chỉ để khử mùi hôi. Nhưng đặt lưỡi hổ trong phòng tắm khiến rễ cây bị thối, nấm mốc và chết. Do đó đặt cây lưỡi hổ trong phòng tắm là không phù hợp.

    [​IMG]

    - Đặt cây lưỡi hổ ở cửa ra vào:

    Cửa ra vào là vị trí đặc biệt cấm kỵ. Theo phong thủy, lưỡi hổ là loại cây cảnh mang đến may mắn, đặt lưỡi hổ ở cửa có thể ngăn chặn may mắn tài lộc từ cửa, khiến cho tài lộc không vào được trong nhà. Do đó, đừng đặt cây lưỡi hổ ở đối diện cửa ra vào, nó sẽ làm cản trở tiền tài vào cửa.

    Chăm sóc lưỡi hổ không đúng cách
    - Tưới nước quá thường xuyên:

    Sai lầm khi trồng cây lưỡi hổ là bạn thường tưới quá lượng nước mà lưỡi hổ cần. Mà không hiểu đặc tính lá cây lưỡi hổ là loại cây mọng nước có khả năng giữ nước, chính điều này giúp chúng có thể chịu khô hạn đến 2 tuần. Do đó, hãy tưới nước cho cây khi thấy đất bề mặt đất khô hẳn và tưới “sâu” mỗi lần. Bạn cũng lưu ý chỉ tưới nước quanh viền chậu, không để nước ứ đọng trong khe lá.

    - Chậu trồng cây quá to, lỗ thoát nước không tốt

    Nhiều người nghĩ rằng chậu to sẽ chứa nhiều đất và có nhiều không gian để cây phát triển. Cũng như “trồng chậu lớn thì đỡ phải mất công thay chậu sau này”. Nhưng, chậu càng lớn thì càng thừa ẩm, vốn là vấn đề chí mạng của loài cây trữ nước. Khiến cây bị ngập úng và chết.

    Vậy trồng cây lưỡi hổ như thế nào cho đúng?
    Vị trí đặt cây lưỡi hổ đúng
    - Phòng khách: Đây là vị trí tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ, nơi có hệ thống thông gió tốt. Đặt cây ở vị trí này sẽ mang đến sự hài hòa và giàu có.

    - Phòng ngủ: Lưỡi hổ là một lựa chọn rất tốt cho cây trong phòng ngủ. Với chức năng loại bỏ formaldehyde, chống bức xạ và thanh lọc không khí. Đặt một chậu cây lưỡi hổ trong phòng ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu giấc hơn. Đồng thời có thể mang lại sức khỏe cũng như may mắn cho chủ nhân phòng ngủ.

    [​IMG]

    - Ban công: Đây vị trí tuyệt vời cho cây lưỡi hổ. Thứ nhất, là vị trí có lợi cho nhu cầu sinh trưởng, thứ hai, trong Phong thủy, ban công là nơi tốt nhất để tích trữ khí. Đặt một chậu lưỡi hổ ở đây, bạn có thể biến phúc khí của cả ngôi nhà trở nên giàu có và may mắn. Tương tự, nếu ban công đối diện với đường, bãi rác hay bệnh viện, phong thủy tốt sẽ biến thành phong thủy xấu.

    Kỹ thuật chăm sóc cây lưỡi hổ chuẩn
    - Ánh sáng: Dù có ánh nắng trực tiếp chiếu vào thì cây vẫn chịu được. Nhưng tốt nhất bạn nên để cây ở bóng râm, trong nhà, …

    - Đất trồng: Đất trồng lưỡi hổ là loại đất có nhiều dinh dưỡng và có độ kiềm cao. Bạn có thể trộn đất cùng phân bón và mùn.

    - Nhiệt độ thích hợp: Nhiệt độ trồng cây lưỡi hổ từ 18 đến 30 độ để cây phát triển rất tốt. Nhưng dưới 10 độ cây có thể sẽ chết.

    - Độ ẩm không khí: Độ ẩm của cây nên giữ ở mức trung bình. Nếu độ ẩm qua cao sẽ khiến cây bị thối rễ và chết. Đó là lý do vì sao bạn được khuyên nên hạn chế tưới nước cho cây. Ở thời điểm nắng nóng như mùa hè bạn chỉ cần tưới nước 1 tuần 1 lần thôi. Mùa đông thì kéo giãn ra, có thể 2 tuần 1 lần.

    - Phân bón: Bón phân định kỳ 2 tháng 1 lần bón cho cây hàm lượng phân hữu cơ thích hợp, khi bón chỉ nên bón xung quanh về mặt gốc.
     
    Tags:

Chia sẻ trang này

Đang tải...