Tổng hợp cách chia các thể tiếng nhật đầy đủ nhất

Thảo luận trong 'Đào tạo' bắt đầu bởi tranlequyenkosei, 30/6/20.

Vùng đăng:
Hà Nội
Tình trạng:
Mới
Nhu cầu:
Chào bán
Giá:
10 VNĐ
Điện thoại liên hệ:
 0354587766
Địa chỉ liên hệ:
hà nội, Hà Nội (Xem bản đồ)
Thông tin:
30/6/20, 0 Trả lời, 171 Đọc
  1. 1. Thế nào là “thể”

    Nếu trong tiếng Anh ta có “thì” là tên chỉ sự chia động từ theo thời gian như thì quá khứ, thì hiện tại, thì tương lai… Thì trong tiếng Nhật “Thể” là tên gọi chỉ nhóm động từ được chia theo quy tắc nhất định và có mang ý nghĩa và các dùng khác nhau.
    Các động từ một dựa vào quy tắc của thể mà có sự biến đổi nhất định và kèm theo đó là sự khác biệt về ý nghĩ của động từ
    Tuy nhiên, cũng có “thể” mang tính chất dùng để nối từ với từ làm cho câu văn thêm ý nghĩa và mạch lạc hơn.
    Ngoài ra, có một “thể” không chỉ áp dụng cho động từ mà còn biến đổi Tính từ và danh từ nữa. Ví dụ như thể điều kiện chẳng hạn.
    Còn một điểm đặc biệt nữa là động từ trong tiếng nhật về cơ bản được chia làm 3 nhóm và với mỗi nhóm sẽ có quy tắc chia theo thể cũng khác nhau. Tất nhiên, cũng có một số trường hợp các động từ nhìn giống động từ nhóm này nhưng thực ra lại xếp vào nhóm động từ khác. (Ví dụ)
    Nói tóm lại thì “thể” là cách gọi của việc chia động từ (hoặc tính từ, danh từ) theo quy tắc làm phong phú ý nghĩa câu văn. Vì vậy, mỗi người học tiếng Nhật cần nhớ kỹ các thể và quy tắc thì mới có thể nói, viết những câu văn tiếng Nhật hoàn chỉnh được.

    2. Tại sao phải chia động từ theo thể?

    Không chỉ nói đến tiếng Nhật mà bất kỳ ngoại ngữ nào thì ngôn ngữ là để nói lên những suy nghĩ, mong muốn của con người. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi cho rằng ngôn ngữ là một thứ cực kỳ phức tạp. Nhất là ngôn ngữ không đơn thuần là được diễn đạt những ý nghĩa đơn điệu, mà trong đó còn kèm cả tình cảm, suy nghĩ của người nói được ẩn sâu trong đó.
    Mỗi một ngôn ngữ đều sống trong ***, *** của riêng mình vì thế ngôn ngữ mang nặng đặc điểm của *** đó. Riêng tiếng Nhật là ngôn ngữ thuộc nền *** “khép kín” (trước thời Minh trị) theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. (Bởi lãnh thổ quần đảo ít có điều kiện giao tiếp với bên ngoài). Cũng chính vì thế mà giao tiếp giữa mọi người với nhau có thể dễ dàng hiểu nhau hơn chăng. Chẳng hạn có những đoạn hội thoại, bạn chỉ cần nói nửa câu thôi người nghe đã hiểu rồi… (ví dụ). Hay chỉ với một từ, nếu nói theo từ thể sẽ mang sắc thái hoàn toàn khác nhau và qua đó phần nào cũng hiểu được cảm xúc của người nói (ví dụ)
    Vì những suy nghĩ phức tạp mà con người muốn truyền tải một cách ngắn gọn nhất, mà “thể” được tạo ra để đáp ứng điều đó. Có các động từ chia theo thể, câu văn trở lên ngắn gọn hơn, mang nhiều hàm nghĩa hơn và người sử dụng có thể biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ của mình qua từng câu chữ nói ra.
    Bạn đã thấy tầm quan trọng của việc chia động từ theo “thể” và cần phải sử dụng chính xác chưa?

    3. Các nhóm động từ trong tiếng Nhật

    Không giống với tiếng anh hay tiếng Việt không có xếp loại động từ theo nhóm chuẩn quy tắc. Chỉ có xếp loại động từ sau khi đã chia theo thì mà thôi. Tiếng Nhật thì còn khó hơn hơn nhiều nhé!
    Trong tiếng Nhật động từ được chia làm 3 nhóm chính là Nhóm I, nhóm II và nhóm III

    3.1: Nhóm động từ I trong tiếng Nhật

    Bao gồm những động từ có vần ngay trước ます là い. Hoặc là động từ ở dạng ngắn có vần う
    Ví dụ: いく・いきます、あそぶ・あそびまし、飲む・のみます、知る・知ります

    3.2: Nhóm động từ II trong tiếng Nhật

    Là những động có vần え ngay trước ます hoặc trước る
    Ví dụ: 食べる・食べます、上げる・あげます、寝る・寝ます...
    Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có những trường hợp đặc biệt. Những động từ không thuộc quy tắc của nhóm II. Để ghi nhớ được nhóm từ đặc biệt này, không còn gì khác việc học thuộc chúng và cố gắng sử dụng nhiều để nhớ lâu

    1. おきます: Thức
    2. みます: Nhìn
    3. できます: Có thể
    4. 着ます: Mặc
    5. 足ります: Đủ
    6. 借ります: Mượn
    7. います: Có
    8. 浴びます: Tắm
    9. 降ります: Xuống

    3.3: Nhóm động từ III trong tiếng Nhật

    Là nhóm đơn giản nhất. Chỉ có 2 động từ là
    する・します
    くる・きます
    Những động từ là sự kết hợp giữa danh từ và します cũng được xếp vào Nhóm III
    Việc chia nhóm động từ này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp bạn dễ dàng học tập và ghi nhớ các “thể” hơn. Nói không ngoa rằng, nếu bạn không nhớ được các nhóm động từ thì có học bao lâu cũng chẳng nhớ được được “thể” đâu.

    4: Các thể trong tiếng Nhật

    Trong 50 bài của giáo trình Mina - bộ giáo trình cơ bản dành cho người mới bắt đầu, đều đã nhắc đến toàn bộ các thể trong tiếng Nhật. Điều này cũng là minh chứng cho thấy được rằng “thể” là một kiến thức nền tảng cơ bản mà bất kỳ ai muốn học tiếng Nhật cũng phải ghi nhớ chúng.
    4.1: Thể ます

    Bắt đầu với thể lịch sự hãy còn gọi là thể “ます” được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp hằng ngày. Có thể đảm bảo 90% các mẫu hội thoại giao tiếp hằng ngày đều dùng “thể” này.
    Thể ます là tất cả các động từ đều có đuôi là ます.
    Thể này không có quy tắc gì đặc biệt. Tuy nhiên, người học cần nhớ thật kỹ bởi đây là điểm gốc để làm dấu cho các thể tiếp theo. Từ động từ thể ますsẽ tuân theo quy tắc của từng thể mà ra được động từ cần thiết.
    Tuy nhiên, khi học thể ます cũng đừng quá lo lắng. Bởi người học sẽ thường xuyên nghe, nói, đọc và viết với thể này, nên sẽ hình thành phản xạ rất nhanh giúp bạn ghi nhớ chúng dễ dàng hơn rất nhiều.

    [​IMG][​IMG]
    4.2: Thể từ điển- thể る

    Thể từ điển hay còn được cho là thể rút ngắn của ます. Đối với từng nhóm động từ sẽ có công thức rút ngắn theo quy tắc.
    Thể từ điển cũng thường hay được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, nhưng thường là với bạn bè hoặc là người thân trong gia đình. Nhưng nói sao thì thể る cũng là kiến thức căn bản cần phải ghi nhớ đầu tiên.
    Với động từ nhóm I, các âm cuối là vần い sẽ được chuyển sang là thành vần う và bỏ ます.
    Với động từ nhóm II, chỉ cần thay ます thành る là được
    Nhóm III là trường hợp đặc biệt, tuy nhiên chỉ có 2 động từ nên cũng dễ nhớ là
    Đối với các trường hợp đặc biệt thì bạn cứ theo quy tắc chia của theo đúng nhóm động từ mà từ đó được xếp loại là đúng.

    [​IMG]
    >>>Các bạn xem hết bài tại đây nhé
     

Chia sẻ trang này

Đang tải...